Từ ngàn năm trước, khi những bậc tiên nhân của chúng chưa biêt đến các vật liệu xây dựng như xi măng, vữa hồ … thì ông cha ta đã sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để làm nên các công trình, kiến trúc tồn tại đến hàng trăm thế kỷ và cho đến nay vẫn còn. Gần như các công trình xây dựng của người xưa sử dụng gỉ mật kết với vữa. Xây nhà bằng vữa là vôi và cát thì chúng sẽ gắn kết với nhau nhờ không khí thẩm thấu dần từ ngoài vào trong.
>> máy bẻ đai sắt xây dựng – Đồng hành cùng thợ xây
Với cách này, các bậc thợ xây dựng tiền bối của chúng ta sẽ mất nhiều thời gian và khó làm khô ở bên trong vì không khí không dễ gì đưa vào được. Trộn mật vào hỗn hợp này, mật một khoảng thời gian từ 10 đến 15 ngày sẽ bị phân hóa thành nước( CO2), nó sẽ phản ứng với vôi, gọi là hoàn nguyên đá vôi. Khi đó, tường sẽ cứng từ bên trong ra, rất chắc chắn.
Ở nước ta hiện có những công trình xây dựng mà đến bây giờ vẫn chưa tìm ra nguyên liệu đó là gì, chưa biết làm thế nào để kết dính các viên gạch thành một công trình khổng lồ như vậy. Gỉ mật có khối lượng phân tử lớn, trộn với một số chất phù hợp thì sẽ tạo thành hợp chất kết dính tốt. Loại vữa này khi đưa ra ngoài không khí nó cũng có những phản ứng tự động rắn, liên kết lại với nhau, giống như vữa, xi măng ngày nay.
Với việc trộn vôi với mật, hay gỉ đường tạo ra sự kết dính rất tốt. Tuy vậy, khả năng chịu lực của các vật liệu cổ xưa này lại khá thấp. Vì thế, ngày nay người ta không sử dụng những vật liệu này nữa hoặc nếu sử dụng thì chỉ sử dụng đối với những công trình không đòi hỏi cường độ chịu lực cao.
Người Trung Hoa vào thời nhà Tần Thủy Hoàng đã sử dụng gạo nếp kết hợp với vôi để xây dựng Vạn Lý Trường Thành dài hàng trăm km. Với cách này cũng không có gì là lạ. Bởi như ta đã biết mạch nha chúng ta thường dùng ngày nay được làm từ gạo nếp và cũng là một chất kết dính tốt. Chắc chắn là phải trải qua các công đoạn giống như từ gạo nếp làm thành mạch nha thì gạo nếp và vôi mới kết hợp với nhau để làm thành vữa xây dựng được. nói cho cùng gạo nếp cũng chính là gỉ đường, về bản chất thì giống như gỉ mật.
Ngày nay, việc ứng dụng các loại vật liệu xây dựng như này vào trong thực tế là không cần thiết vì có nhiều vật liệu công nghệ mới ra đời với giá thành rẻ hơn nhiều. Trong một số công trình cần trùng tu và bảo tồn các nét văn hóa xưa người ta vẫn sử dụng rheo cách này, vì tạo ra loại vữa này không có gì là phức tạp cả.
Các vật liệu xây dựng kết dính xưa thực ra gần giống trong xây dựng ngày nay là vì thực chất nó cũng giống như xi măng. Xi măng là hợp chất hút nước để tạo thành dạng tinh thể nên nó rắn rất nhanh, sử dụng tiện lợi, vì thế nó được lựa chọn để thay thế những loại vật liệu xây dựng truyền thống kia.
Quách nơi yên nghĩ và bảo quản thi thể vị vua Lê Dụ Tông của nhà Lê Trung Hưng ở VN áp dụng các vật liệu này. Các quách này giống như những bức tường thành vữngchắc bao kín các mặt quan tài bảo vệ quan tài và xác ướp bên trong khỏi bị tác hại của không khí, rất kiên cố, tồn tại có khi đến vài nghìn năm.