Móng bè trên nền đất yếu

Đối với ngành xây dựng việc làm nền móng phải nghiên cứu rất kỹ, bởi vậy mà trong xây dựng nền đất đóng vai trò hết sức quan trọng. Phần lớn là bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ công trình.

Móng bè trên nền đất yếu
Móng bè trên nền đất yếu

Nền đất yếu đang rất được quan tâm và có nhiều câu hỏi đặt ra là: Liệu xây móng bè trên nền đất yếu có khả thi không? Nhầm giúp bạn có được câu trả lời, hãy cùng công ty làm máy bẻ đai sắt CHIHO tìm hiểu nhé!

Loại móng nào sẽ được chọn thi công trên nền đất yếu?

Móng nhà – đây cũng là nền tảng nâng đỡ và quyết định sự vững chắc của căn nhà. Do móng trực tiếp chịu tải trọng của công trình vào nền đất rất nhiều. Đồng thời làm móng trên nền đất đắp cũng có thể giúp chịu được sức ép của trọng lực và là mấu chốt đảm bảo sự chắc chắn của công trình.

Để tiết kiệm và cũng là giải pháp xử lý móng trên nền đất yếu người ta thường lựa chọn móng bè. Với loại móng bè thì sử dụng nhiều trong thi công xây dựng các công trình cao tầng có kết cấu chịu lực cao. Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả cao nhất theo đánh giá của chuyên gia.

  1. Móng bè là gì?

Móng bè (móng toàn diện) – là một loại móng được xếp vào hàng móng nông. Loại móng này được ưu tiên sử dụng trên những nền đất đặc thù: nền đất yếu, sức kháng nền yếu. Móng bè thường được sử dụng ở những ngôi nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao. Bởi nó có hiệu quả cao trong việc phân bố đều trọng lượng, tránh hiện tượng sụt lún cho công trình.

  1. Cấu tạo của móng bè trên nền đất yếu

Móng bè bao gồm: Một lớp bê tông lót mỏng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình và dầm móng.

Theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng, một móng bè cơ bản phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

  •          Lớp bê tông sàn dày 10cm.
  •          Chiều cao bản móng tiêu chuẩn: 3200mm.
  •          Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700(mm).
  •          Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
  •          Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ (20-22), thép đai Φ8a150.
  • Bản móng – phẳng

Thông thường chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l với khoảng cách giữa các cột l < 9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/ cột.

  • Bản móng – vòm ngược

Sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn.

Đối với các công trình không lớn, bản vòm ngược có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm là f=1/7l ~ 1/10.

  • Kiểu có sườn

Chiều dày của bản được chọn e = (1/8) l ~ (1/10) với khoảng cách giữa các cột là l > 9m. Vì vậy mà hình thức này được cấu tạo theo 2 cách:

  1.     Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng).
  2.     Sườn nằm trên bản.
  • Kiểu hộp

Loại móng bè kiểu hộp có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó. Thông thường sẽ được áp dụng cho nhà 2 tầng, những ngôi nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhạy lún không đều (lún lệch).

Kiểu hộp sẽ có độ cứng lớn nhất nhưng trọng lượng lại nhẹ. Với phần này, chúng ta cần sử dụng rất nhiều thép và thi công tương đối phức tạp.

Đổ móng kiềng
Đổ móng kiềng

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chọn và tính móng bè nhà 4 tầng. Để biết thêm các thông tin chi tiết về móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu, cũng như xây nhà 2 tầng trên nền đất ao cũng như các loại móng nhà khác. Quý khách hãy theo dõi trang chủ https://cokhitudongchiho.com của chúng tôi để cập nhật thường xuyên các thông tin bổ ích bạn nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline 1:0947 000 155
Hotline 2:0948 844 411